Có rất nhiều cách để tạo ra 1 blog, cũng giống như có nhiều con đường để đi đến một địa điểm, nhưng chung quy lại thì mục tiêu chính vẫn là tạo được thành công 1 blog như ý muốn. Bài viết sẽ này hướng dẫn bạn cách tạo blog tốt nhất, dễ hiểu nhất!
Để tạo ra 1 blog hoàn chỉnh thì cần 2 thứ: Hosting & Domain (mua tổng cộng hết khoảng 1 triệu VNĐ)
- Hosting được hiểu là một mảnh đất trên môi trường Internet, ta mua một hosting để lấy chỗ xây cái nhà trên đó. (cái nhà trong trường hợp này là Blog, khi mua xong hosting, họ sẽ cung cấp tài khoản để đăng nhập vào hosting ấy, và bên trong đó sẽ có mục chọn để tiến hành tạo Blog)
- Domain hay còn gọi là Tên Miền, là cái địa chỉ của ngôi nhà đó trên môi trường Internet, ta mua Domain để gắn cho cái ngôi nhà ấy (giống như mrsimple88.com hay giupbanlamdep.com, hoặc soha.vn, vân vân…)
[Bạn cũng có thể tạo ra 1 blog hoàn toàn miễn phí từ nhiều cách khác, tuy nhiên blog miễn phí sẽ thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính năng, và bị hạn chế khá nhiều]
Nội Dung
Hướng Dẫn Cách Tạo Blog Chi Tiết Từng Bước
Mua Hosting & Domain để tiến hành thao thác tạo ra blog
Có rất nhiều nhà cung cấp Hosting & Domain, giá cả thì cũng tầm tầm ngang nhau, tuy nhiên chất lượng thì có sự khác biệt.
Tôi đã thử nghiệm về chất lượng của hosting, và theo nhận định của cá nhân tôi thì tôi đánh giá rằng dịch vụ Hosting & Domain của Stablehost là rẻ, và chất lượng cao.
Stablehost khuyến mại giảm giá 50% khi mua đơn hàng đầu tiên.
Hãy truy cập Stablehost để mua Hosting & Domain: Tại Đây
Kéo xuống phía dưới sẽ thấy có 3 gói hosting cho ta lựa chọn.
- Gói STARTER
- Gói PRO
- Gói PLATINUM
Những cá nhân như chúng ta chỉ cần quan tâm đến gói là STARTER hoặc PRO, còn gói PLATIUM là phù hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Cùng xem qua ảnh bên dưới để nắm được thêm một chút thông tin.
Có 2 thông tin ta cần quan tâm nhất đó là Bandwith và Website
- Bandwith (tiếng Việt gọi là băng thông), trên mạng có nhiều khái niệm rất phức tạp về băng thông, nhưng bạn hãy hiểu đơn giản là băng thông chính là sức chứa của hosting ấy, nó cho phép giới hạn bao nhiêu người truy cập vào Blog của ta. Như bạn thấy trên hình thì hosting của Stablehost có băng thông không giới hạn, dù có bao nhiêu người truy cập vào Blog của ta cũng OK hết. (Một số nhà cung cấp khác thì họ chỉ cho băng thông khoảng 5000, hoặc 15000 tùy vào gói của họ, còn với Stablehost thì không giới hạn, đây chính là một trong những lý do tôi thích nhất Stablehost, nó khiến blog chạy mượt mà và không bao giờ bị gián đoạn)
- Websites: mục này cho biết gói hosting bạn sắp mua có thể xây bao nhiêu blog(website) trên đó. Như ở trên hình thì bạn sẽ thấy gói STARTER sẽ xây được 1 blog(website), còn gói PRO thì muốn xây bao nhiêu cũng được. Nếu sau này bạn dự định sẽ tạo nhiều blog thì nên chọn gói PRO, còn nếu chỉ muốn tạo 1 blog thì chọn gói STARTER là tốt nhất, rẻ nhất, và tuyệt vời nhất.
Giờ hãy cùng tôi tiến hành mua!
Bước 1: Bấm vào Sign Up Now
Tiếp theo bạn chọn: “I want to transfer a domain (ex. mydomain.com)” để mua mới 1 Domain(Tên Miền). Còn bên mục Cart thì bạn chọn thời hạn muốn mua hosting (ở đây tôi chọn 12 tháng, thì cứ sau 12 tháng lại gia hạn tiếp, bạn có thể chọn thời hạn bạn muốn, tuy nhiên tốt nhất là từ 12 tháng trở lên, để hưởng khuyến mại tốt nhất, vì giá cũng rẻ thôi, đã mất công mua thì mua luôn cho ổn định)
Bạn gõ tên miền bạn muốn mua vào nhé, có thể kiểm tra tên miền đã có ai mua hay chưa ở khung phía trên. Khi tên miền bạn muốn mua chưa ai trùng và có thể mua thì hãy nhấn Next.
Bước 2: Bạn đã được chuyển qua màn hình để xem lại tổng giá tiền của những thứ bạn mua.
Như bạn thấy trên hình thì bạn thấy họ đã giảm cho bạn 50% tiền của phần hosting (trong trường hợp mua gói này là ta được giảm tận $27)
Phần SSH Access bạn không cần thì ấn vào dấu nhân màu đỏ để bỏ chọn (còn nếu mua thêm thì sẽ tốt hơn, an toàn hơn cho Blog, mà nó cũng chỉ có $2.5 mà được tác dụng trọn đời)
Ở đây tôi bỏ chọn để tiết kiệm $2.5 để còn mua hộp sữa uống, và bạn hãy chú ý phần “Choose Hosting Location” thì thường nên chọn ở “Phoenix, USA” hoặc “Chicago, USA” hoặc “Singapore” là tốt nhất, mà không thì chọn Location nào cũng được, cũng vẫn tốt cả.
Sau đó chọn phương thức thanh toán rồi nhấn vào “Continue to Check Out” để sang bước 3 (chọn Paypal để thanh toán sẽ dễ dàng nhất, tôi thường chọn Paypal)
Bước 3: Điền thông tin để tạo tài khoản Stablehost để tiến hành thanh toán.
Chọn phần “Create Account”
Tại đây thì hãy điền Email của bạn, Tên, Họ, Quốc Gia của bạn, vân vân…sau đó nhấn nút Create Account, không có gì phức tạp. (chỉ là điện thông tin để lập tài khoản mua hàng ở stablehost thôi mà) (nhớ dùng Email nào đang còn dùng được nhé, vì lát nữa Stablehost sẽ gửi thông tin đăng nhập hosting cho bạn qua Email đấy)
– Email: Hãy điền Email của bạn
– Choose a Password: Hãy đặt ra một password mới
– First Name: Tên của bạn
– Last Name: Họ của bạn
– Company(Optional): Không cần điền
– Company Registration Number: Không cần điền
– Phone: Số điện thoại của bạn
– Address: Địa chỉ của bạn
– City: Thành phố của bạn
– Zipcode: điền mã bưu chính của thành phố bạn điền (Lên mạng gõ Zip Code Việt Nam là sẽ ra cả danh sách: Ví dụ Zipcode Hà Nội là 100000. Còn bạn điền thành phố nào, tỉnh thành nào thì so kết quả tương ứng)
– State: điền tỉnh thành của bạn vào
– Country: điền quốc gia của bạn vào
– Prefered Currency: Chọn US Dollar(USD)
– How did you find us?: chọn Google
Bước 4: Bạn sẽ được chuyển sang cửa sổ thanh toán (ở đây tôi chọn Paypal nên tôi sẽ đăng nhập Paypal để thanh toán là xong)
Thế là xong, bạn đã mua thành công Hosting & Domain từ Stablehost. Một lúc sau Stablehost sẽ gửi cho bạn một Email vào địa chỉ Email mà bạn đã đăng ký lúc tạo tài khoản như sau (Nhớ kiểm tra mục Spam/Thư Rác trong email nhé, vì đôi khi thư sẽ bị rơi vào mục Spam):
Tại email này họ cung cấp cho bạn Tài Khoản và Mật Khẩu để đăng nhập vào nơi để quản lý Hosting và Tên Miền mà bạn đã mua.
Đăng Nhập Vào Hosting để tiến hành thao tác tạo blog
Bạn bấm vào đường dẫn đến nơi quản lý hosting thì sẽ hiện ra như thế này (đường dẫn giống như ở bức ảnh Email mà Stablehost gửi ngay phía trên)
Hãy nhập Tài Khoản và Mật Khẩu họ cấp cho bạn để đăng nhập vào bên trong. (sau hãy đổi mật khẩu đi cho an toàn)
Sau khi đăng nhập bạn sẽ thấy màn hình dạng như thế này.
Hãy kéo xuống phía dưới và chọn vào phần WordPress để tiến hành tạo Blog (WordPress chính là một công cụ tạo blog/website chuyên nghiệp mà họ đã tích hợp sẵn vào bên trong trình quản lý hosting này, rất tiện lợi)
Tiếp đó bạn bấm vào Install để bắt đầu quá trình cài đặt
Rồi sau đó bạn sẽ thấy như hình sau:
Bạn hãy chọn giống hình trên, chỗ Choose Domain thì bạn chọn cái tên miền lúc nãy bạn mua đó, còn phần Site Name và Site Description thì bạn hãy đặt tên bạn muốn.
Phần Enable Multisite (WPMU) thì không cần chọn (sau thích thì tùy chỉnh sau).
Tiếp đến là phần Admin Account thì bạn hãy đặt Username và Password để lát nữa đăng nhập vào bảng điều khiển quản lý Blog của bạn.
Kế tiếp là chọn ngôn ngữ, ở đây tôi chọn tiếng Anh, còn tùy bạn thích ngôn ngữ nào thì chọn. Còn phần Select Plugins thì không cần tích chọn (sau cần thì chỉnh lại sau)
Gần xong rồi, đến phần Advanced Options. Ở chỗ Database Name bạn hãy đặt tên cho dữ liệu của Blog của bạn(đặt gì cũng được, abcxyz gì cũng được, đặt ngắn thôi).
Còn chỗ Table Prefix thì cứ giữ nguyên hoặc cũng có thể đặt tên theo ý bạn. Cuối cùng là bấm Install là hệ thống sẽ bắt đầu tạo Blog cho bạn, sẽ mất vài phút gì đó.
Sau khi hoàn tất bạn sẽ thấy thông báo như thế này.
Họ sẽ thông báo cho bạn đường link để đăng nhập vào trang quản trị Blog của bạn. Bạn hãy bấm vào đường link và tiến hành đăng nhập nha.
Sau khi đăng nhập vào bên trong rồi thì ở trong này thì hãy tùy chỉnh mọi thứ theo ý bạn.
Khi mới tạo xong 1 blog thì ban đầu bạn chỉ cần làm quen vài mục quan trọng đó là:
- Post: Nơi tạo ra các bài viết cho blog
- Page: Nơi tạo các trang cho blog (như trang chủ, trang giới thiệu…)
- Appearance: Nơi cài đặt giao diện, sắp xếp vị trí menu…
- Settings: Nơi cài đặt ngày giờ, ngôn ngữ…
Ví dụ, để chọn những giao diện đẹp thì bấm vào Appearance và chọn Themes.
Ở trong phần Themes bấm Add New sẽ thấy hàng ngàn giao diện cho bạn chọn lựa.
Thích giao diện bạn nào hãy chỉ chuột vào đó rồi bấm Install
Sau khi hệ thống Install xong, hãy bấm Activate để blog của bạn được áp dụng giao diện ấy
Lời Kết
Vậy là bạn đã tạo thành công 1 blog
Còn nhiều tùy chọn khác nữa để cài đặt blog theo ý muốn của bạn, bạn có thể xem các bài viết hướng dẫn của tôi ở danh mục WordPress để biết thêm nhiều kiến thức hơn…
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần tôi giải đáp thì hãy liên lạc với tôi!
Hẹn gặp lại và Chúc bạn bình an!