Khi đã tạo thành công 1 blog, thì lúc ấy bạn đã có User và Pass để đăng nhập vào trang quản trị blog WordPress ấy. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn WordPress cho bạn thật chi tiết về trang quản trị này để bạn có thể hiểu được và sử dụng thành thạo nhanh chóng.
Bắt đầu nhé!
Nội Dung
Phần 1: Hướng dẫn tổng quan về trang quản trị WordPress
Bạn hãy đăng nhập vào trang quản trị WordPress của bạn đi nào!
Tôi cũng đã đăng nhập vào rồi đây, và chúng ta sẽ thấy kiểu như thế này
Giờ hãy nhìn vào cột bên trái để tôi giới thiệu qua một lượt về chức năng của các thành phần, chúng ta cùng nhau xem qua để có cái nhìn tổng thể trước, sau đó sẽ đi chi tiết vào những thứ quan trọng sau.
Dashboard
Trong Dashboard có 2 mục con là Home và Updates.
- Mục Home chứa những thông báo tổng quát như tình trạng của blog, có bao nhiêu bài post trên blog, có bao nhiêu comment của khán giả, blog đang dùng Theme (giao diện) nào, WordPress đang có những sự kiện gì….
- Mục Updates sẽ cho bạn thấy bản thân WordPress hoặc một vài chức năng…đã ra phiên bản mới, bạn có thể cập nhật nếu muốn
Post
Trong Post gồm có 4 mục con là All Posts, Add New, Categories, Tags
- All Posts là nơi chứa và quản lý tất cả những bài đăng trên blog của bạn
- Add New là nơi để bạn tạo ra những bài đăng mới
- Categories là nơi tạo và quản lý các Danh mục cho blog (Danh mục để gom những bài viết cùng chủ đề vào)
- Tags là nơi chứa các Tags để phân loại bài viết (nếu bạn chưa hiểu thì hãy tạm thời hình dung nó có chức năng gần như danh mục là được rồi, sau quen sẽ hiểu rõ)
Media
Trong Media gồm có 2 mục con là Library và Add New
- Library là nơi luu trữ tất cả những hình ảnh, video hay tập tin nào đó trong lúc đăng tải nội dung lên Blog.
- Add New trong Media này thì có tác dụng giúp bạn tải lên những hình ảnh, video, hay tập tin mà không cần thông qua bài đăng
Pages
Trong Pages có 2 mục con là All Pages và Add New
- All Pages là nơi lưu trữ toàn bộ những Page (Trang) đã tạo trên blog của bạn, ví dụ như Trang chủ, Trang giới thiệu…
- Add New là để tạo ra Trang mới
Comments
Là nơi quản lý những bình luận của ai đó khi họ bình luận vào những bài viết của bạn, bạn có thể xóa bình luận, trả lời bình luận…
Appearance
Trong Appearance có 5 mục con là Theme, Customise, Widgets, Menus, Theme Editor
- Theme là nơi để thêm mới hoặc thay đổi Theme (giao diện) cho blog của bạn
- Customise là nơi để tùy chỉnh, biến đổi cho blog của bạn theo Theme đã chọn, khi bấm vào Customise thì nó sẽ hiện như thế này
- Widgets: rất khó dùng từ nào để định nghĩa cụ thể, nhưng hiểu là những chức năng, những thứ mà bạn muốn chèn vào vị trí nào đó trên blog, như chèn vào bên hông (Sidebar) hoặc dưới chân trang (Footer)… Trong mục Widgets ấy sẽ cho phép bạn sắp xếp vị trí theo ý muốn
Ví dụ ở trên blog của tôi, tôi đã chèn những Widget như
- Menus là nơi để tạo ra các Menu cho blog
- Theme Editor là nơi để chỉnh sửa Code cho Theme (sẽ nhắc đến những khi cần sau này, người mới không cần bận tâm)
Plugins
Bạn hãy hiểu Plugin là tiện ích cài thêm để có thêm được nhiều chức năng
Trong Plugins có 3 mục con là: Installed Plugins, Add New, Plugin Editor
- Installed Plugins: là nơi hiển thị và quản lý những Plugin mà bạn đã cài đặt
- Add New: nơi để cài mới Plugin nào bạn muốn
- Plugin Editor là nơi để chỉnh sửa các đoạn Code cho Plugin, người mới không cần bận tâm đến nó
Users
Trong Users có 3 mục con là All Users, Add New, Profile
- All Users: là nơi hiển thị và quản lý tất cả những User mà bạn tạo ra trong trang quản trị WordPress này.
- Add New: để thêm mới các User khác
- Profile là nơi để cài đặt một số thứ như tên hiển thị của User, màu sắc trang quản trị…
Tools
Trong Tools có 7 mục con là: Available Tools, Import, Export, Site Health, Export Personal Data, Erase Personal Data, Change URL
- Available Tools: chứa công cụ có sẵn, giúp thực hiện những tính năng như chuyển đổi Categories thành Tags và ngược lại…
- Import: Giúp nhập nội dung từ các nền tảng blog/website khác tới blog/website WordPress
- Export: Giúp xuất dữ liệu blog của bạn để tải về
- Site Health: giúp thông báo tình trạng của blog, và giúp chỉ ra những chỗ cần cài đặt thêm nếu tình trạng chưa tốt
- Export Personal Data: Giúp xuất dữ liệu cá nhân (người mới chưa cần bận tâm)
- Erase Personal Data: Xóa dữ liệu cá nhân (Người mới chưa cần bận tâm)
- Change URL: đổi đường dẫn của bạn (Người mới chưa cần bận tâm)
Settings
Trong Settings có 7 mục con là General, Writing, Reading, Discussion, Media, Permalinks, Privacy
- General là nơi bạn có thể cài đặt tiêu đề cho site, cài đặt ngôn ngữ, thời gian…
- Writing: tại đây bạn có thể cài đặt định dạng cho bài viết, danh mục mặc định cho bài viết…
- Reading: giúp bạn có thể cài đặt trang chủ là 1 trang cố định hay là tổng hợp của các bài viết mới nhất…
- Discussion: cho phép bạn cài đặt một số thứ như khi ai đó Comment lên bài viết của bạn thì họ cần điền những gì, hoặc khi có ai bình luận thì bạn sẽ nhận được thông báo…
- Media: là nơi bạn có thể cài đặt tùy chỉnh kích thước ảnh khi tải lên
- Permalinks: ở đây bạn có thể cài đặt tùy chọn định dạng đường Link cho các bài đăng
- Privacy: Giúp bạn tạo trang dạng như chính sách riêng tư để người truy cập có thể đọc và biết bạn đã đặt ra những chính sách, hay những quy định gì…về cơ bản cũng như 1 trang giới thiệu
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết 1 lượt và hiểu được tổng thể các mục, giờ hãy sang phần tiếp theo để biết cách tạo ra trang, tạo bài viết hoặc tạo các categories, …
Trước hết hãy cài 1 Plugin có tên là Classic Editor để kích hoạt được trình soạn thảo văn bản phổ biến của WordPress (nếu không cài thì trình soạn thảo sẽ mặc định là phiên bản mới, khó dùng hơn với những người mới, nên cứ làm theo tôi cho dễ)
Vào mục Plugins chọn Add New và gõ tìm kiếm Classic Editor rồi bấm Install Now
Sau đó hệ thống sẽ tự chạy trong vài giây, khi chạy xong bạn hãy bấm Active để Plugin này hoạt động
Thế là đã cài thành công Plugin có tên Classic Editor, vào trong Installed Plugins sẽ thấy nó đang hoạt động. Sau này cài các Plugin khác thì cũng thao tác tương tự, rất dễ đúng không nào?
Tiếp đến chúng ta sẽ tạo thử 1 trang mới nhé.
Tạo Trang (Page)
Vào mục Pages chọn Add New
Hãy đặt tiêu đề cho trang, soạn nội dung như bình thường
Để thêm hình ảnh thì bạn click chọn vào Add Media rồi tải lên từ máy tính.
Sau cùng bấm Publish để hoàn tất là trang đó sẽ xuất hiện trên blog của bạn
Khi truy cập vào đường Link của trang đó bạn sẽ thấy thế này
NOTE: đây là những bước đầu khi đang để giao diện (Theme) đơn giản nên trông có vẻ trống trải, lát nữa khi cài Theme khác sẽ đẹp, đừng lo. Chúng ta vẫn đang làm quen những thao tác cơ bản ấy mà
Rồi, như vậy là bạn đã biết cách tạo ra một trang, giờ hãy tiếp tục cùng tôi làm quen với việc tạo ra 1 bài viết (Post). Nó cũng tương tự như vậy!
Tạo Bài Viết (Post)
Bạn vào Posts chọn Add New rồi làm tương tự như tạo 1 trang phía trên
Bài viết ấy trên blog sẽ hiển thị thế này
Tạo Danh mục (Categories)
Tạo ra các Categories để sắp xếp các bài viết phù hợp theo nội dung để người đọc khi truy cập blog của bạn dễ tìm kiếm
Hãy vào Post chọn Categories, sau đó điền tên bạn muốn tạo vào ô Name rồi bấm Add New Category
Tạo thành công sẽ thấy xuất hiện bên phải
Làm tương tự như thế, bạn có thể tạo ra bao nhiêu Category bạn muốn
Khi đã tạo ra những Categories thì trước khi đăng mỗi bài mới bạn có thể tích chọn để đưa bài viết vào Category nào bạn muốn
Còn mục Tags thì nó cũng tương tự như làm với Categories (Bạn có thể tạo tags nếu muốn hoặc không cần dùng thì thôi, có Categories là cũng đủ rồi)
Sau khi đã biết tạo trang, tạo bài viết, tạo categories, tạo tags thì kế đến chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tạo menu cho blog nhé
Menu là những cái như thế này đây
Và để tạo ra menu thì bạn hãy bấm vào Appearance rồi chọn Menus
Bạn hãy đặt tên cho Menu ở chỗ Menu Name (đặt là gì cũng được) rồi bấm Create Menu
Giờ hãy tích chọn những thứ bạn muốn xuất hiện trên thanh Menu, nó có thể là trang, có thể là category, có thể là post… tùy ý bạn
Hãy tích chọn rồi ấn Add to Menu
Khi tích chọn xong thì chúng sẽ xuất hiện sang bên phải, giờ bạn tích vào Primary, rồi bấm Save Menu là xong
Giờ truy cập vào blog thì bạn sẽ thấy Menu hiện ra kiểu thế này
Tôi biết là giờ trông nó vẫn còn rất xấu, lát nữa chúng ta sẽ cài cho nó đẹp sau
À mà hiện tại trang chủ đang hiển thị ở chế độ những bài viết gần nhất, Nếu như bạn muốn trang chủ là một trang cố định thì vào
Setting >> Reading>> Static Page
Sau đó ở phần Home Page hãy chọn 1 trang nào đó bạn muốn chọn làm trang chủ cố định.
Hoặc cứ để trang chủ là trang chứa các bài viết gần nhất cũng được, nhiều người cũng thích để thế
Phần 3: Cài Theme Khác cho Blog WordPress
Từ đầu đến giờ vẫn đang dùng cái Theme có tên là Twenty Nineteen khá đơn điệu, và bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt 1 Theme khác trông đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Hãy vào Appearance >>> Theme >>> Add New
Sau đó gõ chữ Sydney vào ô tìm kiếm
Tiếp đến chọn Install
Cuối cùng bấm Active
Giờ thì hãy thử truy cập trang chủ xem thấy gì nào!
.
.
.
.
.
.
Cũng đỡ đơn điệu rồi đúng không?
Hãy cùng tôi chỉnh tiếp cho nó đẹp lên nhé
Bạn vào Appearance và chọn đến Customise
Kế đến bạn chọn mục Header area
Tiếp nữa chọn Header Slider
Tại đây bạn chọn tải lên những hình ảnh cỡ lớn thật đẹp để sau nó xuất hiện full màn hình blog
Sau đó quay trở lại mục Header area chon Header Type
Chọn Full Screen Slider rồi bấm Publish
Giờ thì khi truy cập vào blog của bạn, mọi người sẽ thấy nó như thế này , trông đã đẹp hơn rất nhiều rồi.
Viết đến đây mỏi tay quá, vẫn còn nhiều điều chưa nói, nhiều kiểu cài đặt bạn có thể tùy biến với Theme Sydney này hoặc các Theme khác, bạn có thể tự khám phá, rất dễ… (Tôi chỉ minh họa thôi nên chưa đổi mấy phần tên blog, tên là Học WP cùng MrSimple88 mà Menu lại là tập Gym với Ảnh là cô gái đang tập…)
Bạn hãy thử mày mò 1 chút với các mục khác trong phần Customise xem sao
Có lẽ hôm nay chúng ta học những cái cơ bản thì đến đây thôi, tại những bài viết kế tiếp tôi sẽ mang tới cho bạn nhiều kiến thức hơn nữa về WordPress
Tạm Kết
Sau bài viết hướng dẫn wordpress cơ bản này thì bạn đã có cái nhìn tổng quát về trang quản trị của WordPress xem có những mục và chức năng gì, đã biết tạo các trang, các bài viết cũng như category…
Bạn cũng biết cách cài Plugin thì thao tác như thế nào, cài Theme thì thao tác ra sao, tạo menu chỗ nào…
Về căn bản như thế là có thể sử dụng WordPress để vận hành 1 blog được rồi, hãy cứ tự thử nghiệm thêm để khám phá ra nhiều thứ hơn nhé.
Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại sớm!
Bài viết liên quan: Blog là gì? Cách phân biệt giữa Blog và Website? Tại sao Blog có thể tạo ra thu nhập?
1 Comment
Cách Tạo Blog Từ A-Z Cho Người Chưa Biết Gì · 08/01/2021 at 10:38 am
[…] Đọc Ngay: Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Căn Bản Toàn Tập Dành Cho Người Mới […]